Hạ tầng mạng
Với thời đại công nghệ số thay đổi nhanh chóng như hiện nay, thì việc các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, xí nghiệp áp dụng hạ tầng mạng vào trong công việc là điều không còn quá xa lạ, như việc sử dụng hệ thống mạng để giao tiếp làm việc với nhau và nó đều dựa trên cơ sở hạ tầng mạng. Điều quan tâm là LÀM NHƯ THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG HẠ TẦNG MẠNG HIỆU QUẢ để đảm bảo và tăng năng suất làm việc của công ty, tổ chức,… Hãy cùng WIFIPROVN theo dõi qua bài viết dưới đây.
Hạ tầng mạng
Hạ tầng mạng là tập hợp các thiết bị có chức năng định tuyến, chuyển mạch hay xử lý đa dịch vụ được liên kết với nhau tạo thành mạng lưới được gọi là hệ thống mạng (LAN, MAN, WAN) và mục đích chính là duy trì, đảm bảo chất lượng của các hệ thống mạng này được hoạt động ổn định, tốt nhất.
Đương nhiên muốn hệ thống mạng được hoạt động trơn tru, mượt mà, hiệu quả thì phải đầu tư cơ sở hạ tầng mạng tốt. Mặt khác, nếu không có hạ tầng mạng tốt hay xây dựng hạ tầng mạng không tốt thì hiển nhiên sẽ dẫn đến sự cố không mong muốn xảy ra như tín hiệu thất thường, kết nối yếu, đường truyền chưa tối ưu mất thời gian,… ảnh hưởng rất nhiều cho công ty, doanh nghiệp hay các tổ chức lớn.
Hạ tầng mạng gồm:
– Thiết bị mạng cơ bản: Bao gồm hệ thống các máy tính được kết nối với nhau thông qua mạng LAN, WAN dựa trên hệ thống cáp mạng và hệ thống các thiết bị đấu nối như: Router, Switch Cisco, Hub, TP-Link, Ruijie, Cambium, MikroTik,…
– Máy chủ-Máy trạm: Hệ thống máy chủ, máy trạm của cơ sở hạ tầng mạng thường được đặt ở nhiều nơi khác nhau, giúp cho thông tin trong hệ thống mạng được an toàn và phòng tránh những rủi ro thông tin một khi có máy chủ nào đó xảy ra sự cố.
– Lưu trữ dữ liệu: Trong hạ tầng mạng viễn thông thì hệ thống lưu trữ dữ liệu đóng 1 vai trò cực kỳ quan trọng. Lượng thông tin khổng lồ của hệ thống mạng sẽ được lưu trữ tại đây với nhiều dạng lưu trữ dữ liệu như: DAS, NAS, SAN, iSCSI SAN …Nó có khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu của các máy tính, thiết bị của hạ tầng mạng và được ví như là kho dữ liệu của hệ thống mạng.
– Hệ thống quản trị mạng: Có nhiệm vụ là quản lý và kiểm soát các hoạt động của các thiết bị và hoạt động của toàn hệ thống. Ngoài ra nó còn có chức năng quản lý mạng thông tin, quản trị hệ thống máy trạm, hệ thống máy chủ, quản trị phần cứng, phần mềm của cả cơ sở hạ tầng mạng.
Lợi ích khi xây dựng hạ tầng mạng có hiệu quả
Kết nối đa dạng
Với việc xây dựng nhiều kế nối đa dạng thì giúp cho việc hoạt động của các ứng dụng, phần mềm trở nên phổ biến hơn và chuyển nghiệp hơn
Ví dụ: Email, Website, Video Conferencing, Data backup,…
Trung tâm dữ liệu
Hạ tầng mạng giúp cho doanh nghiệp, công ty hay các tổ chức lớn có được chất lượng tốt đáp ứng trong công việc được tốt hơn và còn mở rộng trong hoạt động kinh doanh. Cho nên việc xây dựng hạ tầng mạng là phải có đối với nhu cầu ngày càng một lớn của doanh nghiệp đầy là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp sau này.
Bảo mật
Khi mà doanh nghiệp ngày càng phát triển hay ngày càng mở rộng thì việc có nhiều hệ thống mạng là điều bình thường cùng với đó còn kết nối với nhiều hệ thống mạng với các doanh nghiệp, công ty, tổ chức khác.
Cho nên việc kết nối các hệ thống mạng này lại với nhau thì việc dữ liệu của các bên sẽ tăng nguy cơ xâm nhập bất hợp pháp của của các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức đối thủ hay một nơi nào đó trên thế giới để tiếp cận, đánh cắp những dữ liệu thông tin. Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức cần chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng tốt để đảm bảo được thông tin được an toàn.
Ngoài việc bị xâm nhập đánh cắp thông tin thì có một mối nguy hại cũng không kém đó là VIRUS máy tính.
+ Trường hợp chỉ hoạt động độc lập một máy tính thì hiển nhiên nếu máy tính đó bị nhiễm VIRUS thì cũng chỉ máy đó bị nhiễm.
+ Trường hợp một máy tính bị nhiễm VIRUS thì có thể làm cho các máy tính khác bị nhiễm VIRUS theo dẫn đến tê liệt toàn bộ hệ thống mạng, mà hiện nay hệ thống mạng ngày càng phát triển thì càng phải cẩn thận. Nếu hạ tầng mạng được xây dựng tốt thì có thể hạn chế giảm thiểu rủi ro không đang có.
Đầu tư máy móc tốt ngay từ ban đầu
Khi đầu tư các thiết bị đáp ứng tốt cho hạ tầng mạng ngày tư ban đầu thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm và dễ dàng nâng cấp thiết bị hiện tại mà cần cần phải mua mới thêm bất kỳ thiết bị mới nào, ngoài ra với các thiết bị hiện tại đáp ứng tốt này còn giúp việc khả năng mở rộng trong tương lai cho doanh nghiệp.
Các yếu tố xây dựng hệ thống mạng
Hạng tầng mạng phải tốt
Cần thiết kế sao cho phù hợp với quy mô của doanh nghiệp vừa đảm bảo tối ưu chi phí nhất mà vừa vẫn phải đảm bảo một hạ tầng mạng tốt, tránh gặp phải các trường hợp trục trặc hệ thống, nếu không phải tốn thêm chi phí cho những việc như bảo trì hệ thống, sửa chữa hệ thống trường hợp xấu nhất lại phải mua mới toàn bộ các thiết bị.
Đường truyền mạng ổn định
Cần đầu tư đường truyền mạng có băng thông lớn để đảm bảo tốc độ tốt và ổn định nhất, cần phải tính toán xem có bao nhiêu người sử dụng để có thể tính được việc mua băng thông bao nhiêu là phù hợp nhất tránh lãng phí.
Thiết bị vật tư
Nên lựa chọn các thiết bị hạ tầng mạng như router wifi, Switch,…phù hợp có sẵn với mô hình gia đình có ít người sử dụng. Còn đối với các tổ chức doanh nghiệp lớn thì cần phải trang bị những thiết bị chuyên dụng, có uy tín thương hiệu trên thị trường + với các đơn chuyên cung cấp tư vấn hạ tầng mạng tốt để đảm bảo việc sử dụng được ổn định và mạnh mẽ như các thiết bị TP-Link, Ruijie, Cambium, MikroTik,…
Mạng nội bộ LAN
Giải pháp là khi bắt đầu đi dây tín hiệu thuộc hạ tầng mạng thì chúng ta nên kiểm tra trước đường đi của nó 1 cách kỹ lưỡng. Nếu có các vật cản hoặc vật sắc nhọn thì phải dọn dẹp triệt để. Ngoài ra thì dây tín hiệu cũng nên được đi âm tường hoặc chôn dưới sàn hoặc đi trong ống hay nệp điện,…Đối với dây cáp mạng thì để tăng tính ổn định nên đi trực tiếp vào máy tính cá nhân bởi vì các thiết bị wifi dễ bị treo khi hoạt động bị quá tải.
Trước khi đi dây tín hiệu thuộc hạ tầng mạng cần kiểm tra tính toán kĩ lưỡng đường đi của dây mạng được tốt nhất. Dây tín hiệu cần được đi âm tường hoặc dưới sàn nếu có các vật cản sắc nhọn thì cần phải tránh hoặc dọn dẹp triệt để.
Quản lý trung tâm
Khi lắp đặt xong sẽ có một tủ cố định cđược gọi là tủ mạng quản lý trung tâm là nơi quản lý các thiết bị được coi là não bộ của cả hệ thống mạng.
1. Dây cáp mạng cần được đánh dấu hay dán nhãn lên dây để thuận tiện cho việc bảo trì sau này
2. Sắp xếp dây hoặc các thứ bên trong tủ mạng quản lý trung tâm được gọn gàng, khoa học dễ hiểu nhất.
3. Cần tính toán cho các thiết bị được cho là liên quan với nhau cùng một đường dây điện để việc quản lý bật-tắt được dễ dàng khi cần hoặc khi gặp sự cố. Nên sử dụng bộ lưu điện UPS để bảo các thiết bị khi bị ngắt điện đột ngột và tăng tính đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng.
MỌI THẮC MẮC CẦN TƯ VẤN XIN LIÊN HỆ WIFIPROVN
0988.839.800 (Mr Tâm) – 038.294.5588 (Mr Thiện)