Hầu hết các router (bộ định tuyến) băng thông rộng có mặt trên thị trường đều hỗ trợ Wi-Fi. Người dùng có hàng loạt lựa chọn khi muốn mua router cho sinh hoạt cá nhân hay công việc kinh doanh. Chọn được sản phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng là việc làm quan trọng.
ASUS RT-N11 EZ Wireless N Router- với điểm số 3,5/5 và giá mềm, đây là một trong những lựa chọn hàng đầu với người dùng gia đình Một trong những tâm thế chuẩn bị trước khi lựa chọn sản phẩm là không nên tin theo tốc độ thiết bị được các nhà sản xuất quảng cáo. Một số hãng huênh hoang router của họ cho khả năng xử lý 300 MB/giây, nhưng với người dùng chuyên nghiệp, tốc độ không phải là vấn đề quan trọng nhất. Thay vào đó, tìm kiếm những sản phẩm có nhiều tính năng và đáp ứng được nhu cầu thực tế mới là điều ưu tiên. 1. Công nghệ 802.11n (N) thật sự tốt hơn 802.11g (G)? Tùy vào lựa chọn của bạn nhưng nên nhớ router 802.11g Wi-Fi đã sử dụng công nghệ này từ gần 10 năm nay, hiện vẫn còn phổ biến, đặc biệt là trong giới doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ mua router G vì giá rẻ hơn nhưng vẫn cho khả năng thực thi tương đương. Một số router 802.11g còn tích hợp những tính năng đặc biệt, thiết yếu với giới kinh doanh, như tường lửa mạnh mẽ, khả năng quản lý, ngăn chặn hiểm họa xâm hại. Tuy nhiên, trong gia đình, tốc độ là vấn đề quan trọng hơn và các router 802.11n Wi-Fi vẫn giữ ngôi vua. Một số bộ định tuyến N như TrendNet Gigabit có thể cấp phát tín hiệu với tốc độ lên tới 200 Mbps và theo lý thuyết lên tới 300 Mbps. Nhìn chung, các bộ định tuyến N cho tốc độ gấp 5 lần router G trong quá trình kiểm nghiệm thực tế sử dụng. 2. Các router hai băng tần tốt hơn router đơn băng tần? Bộ định tuyến N cho 2 lựa chọn cả băng tần đơn và đôi. Bộ định tuyến băng tần đơn sử dụng dải 2.4-GHz, tương đương với bộ định tuyến G. Router N băng tần kép hỗ trợ dải 2.4-GHz và 5-GHz. Thậm chí ở băng tần 2.4 GHz, bộ định tuyến N nhanh hơn so với router G vì chúng sử dụng dải tần số tốt hơn, đồng thời chúng cũng cấp phát tín hiệu tốt hơn xung quanh bề mặt đồ dùng và tường nhà. Router N băng tần đơn thường cho khả năng cấp phát nhanh hơn 5 lần so với router G. Rõ ràng, băng tần đôi cho khả năng thực thi tốt hơn nhưng giá cả cũng rất đắt đỏ. 3. Trạng thái cấp phát đồng thời của router băng tần kép là gì? Router N băng tần kép chuyển phát tín hiệu, đồng thời được phát triển gần đây nhằm giúp các nhà sản xuất đơn giản hóa việc chuyển đổi băng tần. Một số sản phẩm có công nghệ này như D-Link DIR-825 Xtreme N Dual Band Gigabit Router và Apple AirPort Extreme Base Station 802.11n phát tín hiệu N đồng thời ở 2 dải 2.4 GHz và 5 GHz. Sử dụng 2 dải tần số, kiểu router này chuyển được tín hiệu mạnh và vùng phủ sóng xa hơn, đồng thời chúng không yêu cầu phải “tay không” chuyển đổi qua lại giữa các băng tần. Router băng tần kép chuyển phát tín hiệu đồng thời cũng hiệu quả, ổn định hơn. Tuy nhiên, nếu chấp nhận mức giá cả đắt đỏ, đây là lựa chọn hoàn hảo. 4. Liệu tôi có cần 2, 3 hoặc 4 ăngten hay một cái “ẩn tàng” thôi? Vì tốc độ trên router N phụ thuộc các ăngten chuyển, nhận và khuếch tán tín hiệu, do đó ăngten lý tưởng được cấu hình theo tỉ lệ 4-4. Tuy nhiên, hầu hết các router N cao cấp đều có ăngten với thiết kế 3-2 hoặc 3-3. Ăngten hiện nay đều có chung hình dáng và kích thước, lộ rõ và hình ống. Một số hãng sản xuất như Apple, Netgear và Linksys đã đưa ra giải pháp mới khi để ăngten ẩn, chẳng hạn các router Apple Xtreme, Netgear RangeMax Wireless-N Gigabit Router WNR3500 và Linksys với công nghệ Cisco Dual Band Wireless-N Gigabit Router WRT320N. Tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm, có thể nhận thấy chúng chưa tỏ ra vượt trội gì so với ăngten kiểu cũ. 5. Router có chế độ truy cập khách là gì? Chế độ truy cập dành cho khách là một trong những tính năng rất hữu ích của router. Bộ định tuyến sẽ chia mạng Wi-Fi thành 2, chẳng hạn như sản phẩm Belkin N+ Wireless Router (F5D8235-4) hỗ trợ tính năng này. Router sẽ cho phép bạn bè của người dùng truy cập vào mạng mà không cần mật khẩu. Bạn cũng có thể tự thiết kế mô hình này với router hỗ trợ công nghệ LANs ảo nhưng quá trình cài đặt khá phức tạp và cầu kỳ. Nếu phải lựa chọn thiết bị phát sóng Wi-Fi, bạn hãy lưu tâm chút ít tới khả năng hỗ trợ truy cập khách. 6. Về quá trình cài đặt chế độ bảo vệ Wi-Fi (WPS) thì sao? Wi-Fi Protected Setup là chuẩn an ninh dành cho laptop của một router Wi-Fi. Để kết nối qua hệ thống WPS, người dùng phải có mật khẩu. Quá trình giải mã để được cấp quyền truy cập hệ thống phụ thuộc hệ điều hành và loại thiết bị xách tay. Chẳng hạn, Windows Connect Now (WCN) tuân theo WPS. Khi hệ thống WPS hoạt động, đó sẽ là một quá trình đơn giản. Tuy nhiên, với những laptop không hỗ trợ (cả phần cứng và phần mềm), việc tiến hành cấu hình để thiết bị hoạt động là không dễ dàng. Liệu bạn có nên để ý tới tính năng này của một router? Câu trả lời là không. WPS không thật sự cần thiết và thông thường, có thể quá trình cài đặt của bạn sẽ gặp trục trặc. Dẫu vậy, với một số router N hỗ trợ và làm việc hiệu quả, WPS cũng mang đến những tính năng mở rộng nhất định. 7. Về số cổng cấp phát tín hiệu qua cáp trên router Đơn giản, số cổng càng nhiều, bạn càng có lợi. Trong khi đa số các router Wi-Fi N đều có chuẩn 5 cổng, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi có nhiều thiết bị tương tự không hỗ trợ nhiều đến vậy. Chẳng hạn Apple AirPort Xtreme và Apple Time Capsule chỉ có 4 cổng mà thôi. Khi muốn kết nối với một thiết bị NAS, một chiếc Xbox 360, điện thoại VoIP và một chiếc PC sẽ chiếm dụng của bạn 4 cổng (cổng còn lại dành cho việc kết nối với DSL hoặc cáp modem). Lời khuyên là nếu bạn có thể, hãy chọn những chiếc router cho khả năng kết nối tối đa. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy mua thêm một chiếc switch để mang Internet đến với mọi ngóc ngách trong nhà hay công ty của bạn. Ruckus Wireless ZoneDirector 1000, router đắt đỏ nhưng nhiều tính năng vượt trội
8. Một chiếc router với tường lửa vững chắc có quan trọng không? May mắn là hầu hết thiết bị routrer ngày nay đều được tích hợp tường lửa, một số còn sử dụng tường lửa SPI, được xem là loại tường lửa tốt hơn hẳn so với loại NAT cũ. Một số router như SMC Barricade N Wireless Broadband Router (SMCWBR14S-N2) còn cho phép hàng loạt lựa chọn “tay không” khi cấu hình cài đặt tường lửa. Liệu chúng có thật sự tốt hơn? Câu trả lời là không hẳn. Thông thường, các thông số cài đặt bằng tay thường sử dụng cho những mục đích chuyên biệt và không hẳn để cải thiện khả năng tổng thể của tường lửa. Miễn là router Wi-Fi có một tường lửa SPI là đủ cho hầu hết người dùng. Một điểm khác đáng lưu ý là hầu hết router N đều hỗ trợ mã hóa WPA2-PSK, đó là tính năng nên xem xét. 9. Liệu router thiết kế cho hộ gia đình có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, đôi khi môi trường doanh nghiệp đòi hỏi khả năng phòng thủ an ninh và những tính năng mở rộng mà router dành cho người dùng gia đình không đáp ứng được. Có một số router dành cho người dùng cá nhân như SMC Barricade N Wireless Router và ASUS RT-N11 EZ Wireless N Router lại được thiết kế với những tính năng cao cấp, chẳng hạn chuẩn bảo mật 802.1X, routing và VLANS khiến chúng khá hấp dẫn với giới doanh nghiệp kinh doanh nhỏ. 10. Cách tốt nhất để truy cập router từ xa là gì? Một số router như Netgear WNR3500 hỗ trợ các dịch vụ DNS động như Dyndns.org hoặc TZO.com là lựa chọn sáng giá nếu bạn muốn truy cập router từ xa. Với khả năng hỗ trợ DNS động, bạn có thể truy cập bằng cách sử dụng tên miền như myhomenetwork.net thay vì sử dụng địa chỉ IP do nhà cung cấp ISP cấp phát. Do các nhà cung cấp dịch vụ ISP thay đổi luân phiên địa chỉ IP nên cách dễ nhất để tìm thấy mạng của bạn trên mạng là kích hoạt tài khoản DNS động trên router.(Theo Tuổi trẻ online/PCMAG)
]]>